slider

Bỏ túi sổ tay kinh nghiệm du lịch Hà Giang trong 3 ngày 2 đêm

Bài viết dưới đây là chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Hà Giang – Một địa điểm tại vùng núi phía Bắc, nơi đã khiến bao con tim phải “say như điếu đổ” ngay từ lần đầu tiên “gặp mặt”.

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang nên đi vào thời gian nào trong năm?

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang thì thời điểm thích hợp nhất để đến đây là khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Bởi đi du lịch Hà Giang trong thời gian này, ngoài việc được chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi trập trùng, những cung đường uốn lượn mềm mại như dải lụa, hay ngắm nhìn những tầng tầng lớp lớp mây dưới chân mình; thì bạn còn thực sự “mãn nhãn” khi được tận mắt chứng kiến những thảm hoa Tam Giác Mạch hồng tím trải dài đến tận chân trời.

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang nên đi khoảng từ tháng 10 - 12

Kinh nghiệm du lịch Hà Giang nên đi khoảng từ tháng 10 – 12

Những địa điểm tham quan nổi bật ở Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn – Di sản địa chất toàn cầu đã được UNESCO công nhận, thuộc địa phận 4 huyện: Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc và Quản Bạ, là một vùng núi đá có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Nơi đây chứa đựng dấu ấn về lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất, với những dãy núi đá cao sừng sững, vực sâu thăm thẳm, những ngọn núi có hình dạng kỳ quái, như hình răng cá mập, hình kim tự tháp… Tất cả những điều này tạo nên nét khác biệt, không chỉ thu hút sự tò mò của khách du lịch trong nước mà cả du khách quốc tế.

➤ Huyền thoại con đường Hạnh Phúc

Đối với những ai yêu khám phá, thích sự mạo hiểm thì chắc chắn không thể bỏ qua hành trình trên con đường Hạnh Phúc khi đến Hà Giang. Không chỉ mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và tinh thần, con đường này có có giá trị cao về cảnh quan.

con đường Hạnh Phúc khi đến Hà Giang

con đường Hạnh Phúc khi đến Hà Giang

Vững tay lái đi trên con đường Hạnh Phúc, bạn sẽ đi qua các di sản về lịch sử, kiến trúc như phố cổ Đồng Văn, dinh họ Vương,… hay những con đèo cao vút như Cổng Trời, Cán Tỷ, Bắc Sum, Mậu Duệ,… Và đặc biệt hơn cả, đó chính là đèo Mã Pí Lèng – Tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam.

Chợ phiên Hà Giang

Chợ phiên là một nét đẹp văn hóa vùng miền nói chung và của người dân vùng núi phía Bắc nói riêng. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm cũng đủ để bạn có cơ hội trải nghiệm 1 phiên chợ ở đây. Có 3 phiên chợ ở Hà Giang được nhiều khách du lịch quan tâm và tham gia nhiều nhất:

Chợ phiên là một nét đẹp văn hóa vùng miền núi phía Bắc

Chợ phiên là một nét đẹp văn hóa vùng miền núi phía Bắc

Chợ tình Khâu Vai

Đây là phiên chợ rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chợ tình Khâu Vai chỉ diễn ra duy nhất 1 lần trong năm, nhằm ngày 27/03 m lịch. Từ chiều ngày 26, từ khắp các nẻo đường, những người dân trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, xen lẫn cả những khách du lịch trong và ngoài nước, xúng xính đi xuống chợ. Khi mặt trời khuất sau dãy núi, những đống lửa lớn được đốt lên, những chum rượu lớn được đem ra, chính là lúc bắt đầu của đêm chợ tình Khâu Vai.

Nếu có thể, hãy đến chợ tình Khâu Vai một lần, để được hòa mình vào cái không khí sôi động, nhộn nhịp, pha chút lãng mạn từ sáng cho tới đêm. Chắc chắn, bạn sẽ có một kỷ niệm đáng nhớ.

Chợ phiên Phố Cáo

Chợ phiên Phố Cáo diễn ra đều đặn 6 ngày một lần, không phụ thuộc vào thứ, ngày, tháng. Chợ mở từ sáng sớm cho đến trưa. Đây là nơi người dân bản địa trao đổi hàng hóa, từ đồ ăn cho đến những vật dụng cần thiết; hay chỉ đơn giản đây là dịp để các gia đình tụ họp, trò chuyện với nhau.

Điểm đặc biệt của chợ phiên Phố Cáo đó là quanh năm chìm trong sương mù mờ ảo, nhưng lại trở nên nhộn nhịp nhờ hình dáng, tiếng nói, nụ cười của người dân bản địa và khách du lịch mỗi lần họp chợ. Sự đối lập này tạo nên sức hút mãnh liệt, chưa hề có dấu hiệu phai nhạt của chợ phiên Phố Cáo.

Chợ phiên Mèo Vạc

Nếu bạn không thể sắp xếp để du lịch Hà Giang đúng dịp chợ tình Khâu Vai hay chợ phiên Phố Cáo, thì cũng đừng lo lắng nhé! Bởi cứ vào chủ nhật hàng tuần, chợ phiên Mèo Vạc lại được họp một lần.

Chợ phiên Mèo Vạc nằm ở ngay trung tâm thị trấn nên rất thuận tiện để đi lại cho cả người dân bản địa và khách du lịch. Chợ phiên diễn ra từ tối thứ 7 đến chiều chủ nhật. Đến đây, bạn sẽ biết được một phiên chợ “đích thực” ở vùng cao diễn ra như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan, mua sắm những món quà lưu niệm (chú ý: nên mặc cả trước khi mua nhé), hay thưởng thức những món quà vặt đặc trưng ở vùng đất này.

Những đặc sản nên thử khi đến Hà Giang 

Hà Giang không chỉ có núi non hùng vĩ, những “cánh đồng” hoa Tam Giác Mạch thẳng cánh cò bay, mà còn có những món đặc sản đậm chất vùng cao ngon tuyệt đỉnh. 15 món ăn??? bạn nên thử khi có dịp đến Hà Giang:

Cháo ấu tẩu

Món cháo ấu tẩu này ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông. Nhưng về sau trở thành món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích. Nó được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn đem nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành món ăn độc đáo.

Món cháo ấu tẩu này ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông.

Món cháo ấu tẩu này ban đầu là món ăn giải cảm của người Mông.

Củ ấu trong món cháo Ấu của người dân tộc Mông

Củ ấu trong món cháo Ấu của người dân tộc Mông

Để nấu một nồi cháo ấu tẩu rất công phu, ngoài việc chọn những nguyên liệu như chân giò, trứng gà, gạo tẻ, gạo nếp cái thì khâu mất nhiều thời gian nhất có lẽ là khâu làm củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu được biết đến là loại củ khá độc, theo người bản xứ nếu ăn trực tiếp củ ấu tẩu có thể gây tử vong. Và đã từng có trường hợp chết vì uống nhầm rượu thuốc bóp củ ấu tẩu. Chính vì vậy, người nấu phải rất cẩn thận, chế biến qua nhiều bước để giảm bớt và nấu thật lâu để khử độc tính trong củ. Nếu làm ẩu, nấu chưa đủ thời gian người ăn có thể bị trúng độc, thậm chí còn có thể tử vong do ăn cháo.

Thắng cố

Trước kia, thắng cố truyền thống được chế biến từ một con ngựa, không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau này, các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, … và sáng tạo ra nhiều loại công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc.

Thắng cố truyền thống được chế biến từ một con ngựa

Thắng cố truyền thống được chế biến từ một con ngựa

Cách chế biến món thắng cố: thịt và nội tạng con ngựa được rửa sạch, luộc chín, ướp trước với gia vị. Trong đó, cây thắng cố chính là loại gia vị cuối cùng. Khi ăn, người thưởng thức có thể thêm một chút ớt, tiêu hoặc muối. Món ăn này có thể ăn cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và đặc biệt, đừng bỏ qua rượu ngô thơm lừng. Nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết tinh từ tinh hoa của núi rừng thì còn gì bằng đúng không?!

Thịt trâu gác bếp

Không chỉ là món ăn truyền thống trong những ngày lễ tết mà còn món đặc sản của người dân tộc Thái. Cách chế biến món này cũng khá đặc biệt. Người dân sẽ lấy một miếng thịt trâu tươi, treo lên trên gác bếp. Để khi họ nấu món ăn, khói lò bay lên sẽ làm nóng và chín miếng thịt trâu này. Khoảng 5 ngày, món thịt trâu gác bếp đã có thể sử dụng hoặc dự trữ trong 1 tháng vẫn không bị hỏng.

Món thịt trâu gác bếp

Món thịt trâu gác bếp

Ngày nay, để món ăn truyền thống này được đậm đà và phù hợp với nhiều du khách hơn. Thì họ đã tẩm ướp miếng thịt trâu với nhiều gia vị thơm ngon hơn như: muối, đường, ớt sa tế,… Cách thưởng thức thịt trâu gác bếp ngon nhất là đập dập và xé thành những sợi mỏng. Ăn kèm với một ít rau rừng và nước chấm chéo – đây là một loại nước chấm mang đậm nét đặc trưng của người dân Tây Bắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử nước mắm gừng hoặc tương ớt để thay cho nước chấm chéo.

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang, bạn nên gọi một phần nhỏ để thưởng thức. Khi nào bạn cảm thấy hợp khẩu vị thì hãy gọi thêm nhé!

Nậm pịa – được chế biến từ phân non

Là một trong những món ăn của người dân tộc Thái. Được chế biến khá cầu kỳ và đặc biệt là từ phân non của gia súc. Họ chỉ lấy nậm pịa ở những con vật ăn cỏ như: trâu, bò, dê và cách lấy “pịa” cũng vô cũng tỉ mỉ, công phu. Theo đó, pịa được lấy ra ngay khi bộ lòng được mang ra khỏi bụng con vật và được bảo quản cận thận tránh ruồi nhặng. Phần ruột non phải dùng lạt thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày, mục đích là để chất nhũ tương trong ruột non không pha tạp.

Nậm pịa - được chế biến từ phân non

Nậm pịa – được chế biến từ phân non

Theo quan điểm của người Thái, chất dịch trong ruột non chính là phần tinh túy nhất là thức ăn đã được chuyển hóa chuẩn bị ngấm qua mạch máu nuôi dưỡng cơ thể. Vì thế, nậm pịa còn được xem là món ăn bổ dưỡng của đồng bảo nơi đây.

Bên cạnh đó, còn có những món ăn cũng khá ngon và đặc biệt như: thịt lợn cắp nách, chè Shan tuyết, thịt chuột La Chí, bánh cuốn trứng, phở chua Hà Giang, thắng dền, lạp xưởng, cam sành Bắc Quang,…

Tham khảo lịch trình du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm

? Ngày thứ nhất:

• Buổi sáng: Khởi hành đến Hà Giang (Tùy địa điểm xuất phát, bạn có thể lựa chọn phương thức di chuyển phù hợp)

• Buổi trưa: Thuê xe máy đi đến đồi chè Khuổi My, vào tham quan bản làng người Dao.

? Ngày thứ hai:

• Buổi sáng: Đi xe đến Quản Bạ, ngắm biển mây ở dốc Bắc Sum, dừng chân tại Cổng Trời Quản Bạ

• Buổi chiều: Tiếp tục đi đến dốc 9 khoanh và nhà của Pao, tham quan dinh nhà họ Vương, Check – in tại cột cờ Lũng Cú.

? Ngày thứ ba:

• Buổi sáng: Đến Đồng Văn, leo lên di tích Đồn Cao, Đi Mã Pí Lèng.  Tiếp tục đến một số địa điểm nổi tiếng như: Con đường Hạnh Phúc, Dốc chữ M,…

• Buổi chiều: Quay trở lại thu dọn hành lý và chuẩn bị trở về nhà!

Trên đây là một số kinh nghiệm du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm. Chúc các bạn sẽ có một chuyến đi đầy niềm vui và ý nghĩa ở mảnh đất miền núi phía Bắc tuyệt đẹp này. Nếu bạn cần một hướng dẫn viên du lịch Hà Giang, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi nhé.

 

Lượt Xem: 821

Bạn phải đăng nhập để đăng bình luận.