slider

Preah Vihear – Lắng nghe tiếng súng vang rền giữa đền thiêng

Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2008, đền Preah Vihear hay “Đền của những ngôi đền” đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, và cho đến nay vẫn là đề tài gây tranh cãi của các nước có liên quan.

Giới thiệu về đền Preah Vihear

Đền Preah Vihear tọa lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrek ở Campuchia giáp với biên giới Thái Lan. Ngôi đền này cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều vì một phần của đền nằm trên địa phận vườn Quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalak, tỉnh Sisaket, Thái Lan. Phần còn lại nằm trên đất của tỉnh Preah Vihear, Campuchia.

Đền Preah Vihear từ trên cao (Ảnh: ST)

Đền Preah Vihear từ trên cao (Ảnh: ST)

Theo như lịch sử ghi chép lại, ngôi đền này thuở ban đầu là nơi thờ thần Shiva, ở thế kỷ thứ 9. Do chiến tranh tàn phá, phần còn sót lại của ngôi đền là từ thời KohKer, thế kỷ thứ 10. Nhưng phần lớn các bộ phận của ngôi đền là được lập dưới thời các vua Suryavarman I và Suryavarman II ở thế kỷ thứ 11 và 12.

Phương tiện di chuyển

Vì có vị trí địa lý khá đặc biệt, nên tốt nhất bạn nên sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân hoặc đi theo phương tiện của tour du lịch bạn đã đăng ký để đảm bảo an toàn.

Trước đây, để tiến vào được ngôi đền Preah Vihear, bạn sẽ đi thông qua Công viên Quốc gia Khao Phra Wihan của Thái Lan. Phía Campuchia cho phép khách vào thăm ngôi đền này mà không cần xuất trình hộ chiếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khách quan, khu vực gần biên giới này có thể bị đóng cửa đột xuất.

Những điều đặc biệt có ở Preah Vihear

Đền Preah Vihear được điêu khắc hoàn toàn trên đá sa thạch với những đường nét hoa văn vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Trước đây, xung quanh  khu vực đền có nhiều tháp cao, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, phần lớn các kiến trúc này đã bị đổ nát nghiêm trọng.

Đền Preah Vihear và những gì còn sót lại (Ảnh: ST)

Đền Preah Vihear và những gì còn sót lại (Ảnh: ST)

Preah Vihear có bố cục kiến trúc trải dài khoảng chừng 800 km từ chân núi lên đỉnh núi theo trục Bắc – Nam, được phân chia thành 3 tầng rõ rệt với độ cao tăng dần từ dưới lên trên. Tổng chiều cao của ngôi đền lên tới hơn 120 mét so với khu phía bắc và 525 mét so với khu vực đồng bằng Campuchia. Mặc dù cấu trúc này không giống với những gì có ở các ngôi đền khác của Campuchia, nhưng ngôi đền này lại có cùng mục đích xây dựng là thờ cúng những vị thần ở đỉnh Meru. Thêm nữa, những bức tường thành bao quanh đền lại phảng phất lối kiến trúc của Wat Phou (Lào).

Tầng một là khu vực cổng chính của ngôi đền, tầng hai là một cụm các công trình kiến trúc mang phong cách Banteay Srei và tầng trên cùng – tầng cao nhất được coi là trung tâm của cả quần thể.

Khoảng sân rộng phía trước chính điện (Ảnh: ST)

Khoảng sân rộng phía trước chính điện (Ảnh: ST)

Điểm nhấn ở tầng thứ nhất của ngôi đền đó là một dãy những bậc thang có chiều rộng khoảng 7 mét và chiều dài gần 150 mét dẫn du khách lên phía trên của Preah Vihear. Ở ngay phía trên cầu thang này, có hai bức tượng rắn thần Naga 7 đầu đứng canh giữ ở hai bên của lối đi. Tiếp tục đi sẽ đến một khoảng sân dài chừng 50 mét, đường dẫn lên khu tầng 2. Giá vé vào cửa là 10 USD/1 lượt. Những du khách đến đây thường mua hoa sen để dâng hương.

Khu tầng 2 có lẽ là phần còn tương đối nguyên vẹn nhất, xây dựng bằng đá hồng và sa thạch, được trạm trổ rất nhiều những họa tiết hoa văn tinh xảo phía khung cửa hay mái điện. Đặc biệt là hình ảnh đuôi rắn Naga ở chóp mái được đặt ở hướng đối xứng, cong vút lên phía trên công phu và tỉ mỉ.

Tầng cao nhất của đền Preah Vihear được xây dựng mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Koh Ker. Hiện nay, khu vực chính điện đã được tu bổ và cải tạo lại thành một gian thờ Phật, có các nhà sư túc trực, luôn luôn sẵn sàng để có thể làm lễ ban phước lành cho những phật tử hay du khách thập phương quan tâm ghé thăm.

Nằm ở vị trí đặc biệt liên quan đến lãnh thổ các nước xung quanh, mặc dù đã được Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) phán quyết thuộc về địa phận Campuchia vào năm 1962, nhưng đến năm 1983, đền Preah Vihear một lần nữa lại bị Khmer đỏ chiếm đóng.

Mãi cho đến năm 1998 ngôi đền mới được mở cửa trở lại và đến năm 2003, Campuchia cũng hoàn thành việc tu bổ và xây dựng lại những phần đã bị phá hủy.

Một góc khác của đền Preah Vihear (Ảnh: ST)

Một góc khác của đền Preah Vihear (Ảnh: ST)

Năm 2007, Campuchia đã đề nghị UNESCO công nhận đền Preah Vihear là Di sản văn hóa Thế giới. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị bác bỏ ngay lập tức do vẫn còn tồn tại những bất đồng quan điểm giữa Campuchia và Thái Lan.

Một năm sau đó, năm 2008, khi đã được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, UNESCO thông qua cuộc họp ở Canada đã chính thức công nhận ngôi đền này là Di sản văn hóa Thế giới. Đây cũng chính là Di sản văn hóa thứ 3 của Campuchia, sau đền Angkor Wat và Điệu múa Hoàng gia. Nhưng không may, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Thái Lan lúc bấy giờ sau khi đưa ra quyết định này đã bị phía trong nước buộc tội vi phạm pháp luật và đã phải từ chức ngay sau đó. Cũng chính vì sự việc này mà mối quan hệ của Campuchia và Thái Lan vẫn còn trên bờ vực căng thẳng.

Cho đến tận năm 2013, khi mà Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra một phán quyết cuối cùng rằng khu vực đền và xung quanh đền Preah Vihear thuộc về lãnh thổ của Campuchia và yêu cầu phía Thái Lan phải rút hoàn toàn quân ra khỏi khu vực đền thì Preah Vihear mới có lại được sự yên bình đáng lẽ phải diễn ra từ lâu.

Lịch trình du lịch của Vietkite Travel

Chịu sự tàn phá nặng nề của thời tiết khắc nghiệt và hệ quả của chiến tranh, đền Preah Vihear chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử chưa được kể hết. Nếu có cơ hội, hãy đến đây một lần để tận mắt chứng kiến những “vết thương” của chiến tranh còn sót lại đau đớn và hằn sâu như thế nào.

Tham khảo lịch trình du lịch chi tiết đến đền Preah Vihear của Vietkite Travel tại đây. Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ, ý nghĩa và gặt hái nhiều kiến thức mới mẻ!

 

Lượt Xem: 1473

Bạn phải đăng nhập để đăng bình luận.