slider

Watphou và tất tần tật những điều cần biết

Nói về danh lam thắng cảnh ở xứ Vạn Tượng, thì Watphou chính là “đặc sản”. Là ngôi đền thờ cổ xưa nhất ở Lào, Watphou không chỉ đóng vai trò là một địa điểm thăm quan du lịch, mà còn mang giá trị văn hóa lịch sử to lớn, là niềm tự hào của người dân đất nước Triệu Voi.

Giới thiệu về Watphou

Watphou là một khu vực tàn tích tổ hợp đền thờ Khmer Hindu, thuộc phía Nam Lào. Nằm dưới chân núi Phou Khao, tỉnh Champasak, cách sông Mê Kông khoảng 6km, Watphou được bao bọc bởi 4.000 hòn đảo lớn nhỏ mang tên Siphandone.

Quần thể những hòn đảo lớn nhỏ trên sông Mê Kông này được phát hiện có lưu lại nhiều dấu tích của nền văn minh cổ đại là các lâu đài bằng sa thạch, hay các chùa chiền, các đền thờ Phật giáo Nam tông.

Du lịch Lào đền Watphou (Ảnh: ST)

Du lịch Lào đền Watphou (Ảnh: ST)

• Giờ mở cửa thăm quan: Từ 8:00 đến 18:00 tất cả các ngày trong tuần

• Số điện thoại: +856 20 91 271 011

Thời điểm thích hợp để đến đây

Mùa mưa Champasak thời tiết khá mát mẻ và dễ chịu, đôi lúc có những cơn mưa lớn bất chợt. Còn mùa khô ở đây, do không được hưởng khí lạnh từ biển, nền nhiệt khá cao, nên không khí khá nóng và oi bức, khiến con người dễ cảm thấy mệt mỏi và ngột ngạt. 

Do đó, Vietkite Travel khuyên bạn nên đi du lịch ở đây vào mùa mưa, để tận hưởng không khí mát mẻ và dễ chịu hơn. Nhưng bạn nhớ phải chuẩn bị ô dù, nón mũ để đề phòng mưa lớn nhé. Còn nếu bạn quyết định đến đây vào mùa khô, thì cũng nên trang bị nón mũ để tránh nóng, và bôi kem chống nắng đầy đủ để bảo vệ làn da của mình.

Điều gì làm nên sức thu hút của Watphou

Quần thể đền thờ mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Quần thể đền thờ Watphou nằm ngay dưới chân núi Voi Phou Kao. Được đánh giá là một quần thế có tuổi đời lâu nhất và cổ xưa nhất ở xứ Vạn Tượng, hơn nữa, đây cũng từng là trung tâm của đạo Hindu, nơi thờ vị thần Shiva, nên Watphou đã trở thành đền thờ Phật giáo, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc, tồn tại từ thế kỷ thứ 13 cho đến tận ngày nay.

Quần thể đền thờ Watphou (Ảnh: ST)

Quần thể đền thờ Watphou (Ảnh: ST)

Nổi bật ở Watphou là ngôi đền thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 với các dấu tích hoa văn còn sót lại có niên đại khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Từ ngôi đền này, còn có một lối đi dẫn đến một điện thờ khác được thiết kế cấu trúc hoa văn độc đáo. Điện thờ là nơi đặt một linga tắm nước, có nguồn từ dòng suối trong khe núi. Trước đây, điện thờ này chính là nơi thờ cúng của Thượng tọa độ.

Ở quần thể này, còn có đền thờ thần Badhecvara được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 7. Đây cũng là kinh đô đầu tiên của vương quốc Chân Lạp cổ đại, mang tên thành Crethapura. Cũng có thông tin từ các nhà khảo cổ học cho rằng, thời kỳ cổ đại đã từng tồn tại một con đường nối liền kinh đô Angkor với quần thể Watphou.

Quần thể với kiến trúc độc đáo này nằm tựa lưng vào núi. Cho đến thế kỷ thứ 21, dãy núi phía sau cùng với dòng suối thiêng phía sau này đã trở thành trung tâm thờ phụng và cũng là nơi thiền định cho các tu sĩ trong đền. Đồng thời, các nghi lễ tế thần truyền thống hàng năm cũng được tổ chức ngay dưới chân núi này.

Ngày lễ truyền thống hàng năm ở đây mang tên lễ Watphou. Đây không chỉ là lễ hội Phật giáo của vùng Nam Lào, mà còn là lễ hội lớn nhất của đất nước Triệu Voi. Mỗi năm khi mùa lễ hội đến, người dân xứ Lào cùng với dòng người hành hương khắp tứ phương đổ về đây rất đông đúc. Ngoài những nghi lễ trang nghiêm phải có, lễ hội còn tổ chức một số hoạt động ngoài lề khác như đua voi, đua thuyền, biểu diễn vũ nhạc,…

Những dấu tích còn sót lại (Ảnh: ST)

Những dấu tích còn sót lại (Ảnh: ST)

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện ở phía Bắc ngôi đền chính, còn có dấu vết điêu khắc hình chân Phật trên mặt vách đá núi, và nhiều hòn đá mang hình dáng của cá sấu và con voi. Theo tư liệu cổ đại của người Trung Quốc, thì đền thờ Watphou tồn tại một tục lệ diễn ra hàng năm là hiến máu trinh nữ cho thần linh. Tuy nhiên, cho đến tận ngày nay, vẫn chưa có chứng cứ và hiện vật nào chứng minh được sự tồn tại thực sự của tục lệ này.

Lối kiến trúc đặc sắc của Watphou

Từ cổng vào khu vực quần thể, bạn sẽ bắt gặp ngay một bảo tàng, nơi trưng bày hơn 100 bức phù điêu, bức tượng đá có những họa tiết được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế trên đá. Tất cả những cổ vật này đều có niên đại từ thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ thứ 11. Mặc dù khu mặt trước và cổng chính của quần thể đã bị đổ nát ít nhiều nhưng những dấu ấn của các bức phù điêu có hình ảnh các vị thần Ấn Độ giáo được chạm khắc tinh xảo thì vẫn còn đấy.

Lối đi vào hai ngôi đền chính (Ảnh: ST)

Lối đi vào hai ngôi đền chính (Ảnh: ST)

Bước qua khu vực cổng chính, du khách đi theo con đường đến chân núi, hai bên đường là thẳng tắp những hàng trụ đá hình Linga nằm thẳng tắp – Biểu tượng của thần Shiva. Mặt đường được lát bởi những tảng đá phẳng. Phía cuối con đường này là nơi tọa lạc hai ngôi đền chính của khu quần thể. Hai ngôi đền này nằm đối xứng với nhau trên một gò đất cao, mặt hướng về phía Đông. Cả hai ngôi đền đều được làm bằng đá và hiện nay cũng đã được trùng tu lại.

Đi lên cao hơn chút nữa ở lưng chừng núi, bạn sẽ đến khu đền thượng. Đường đi lên đây cũng là các bậc cấp lát đá, hai bên là những cột đá tròn dựng đứng chắc chắn. Giống như hầu hết các công trình kiến trúc nơi đây, đền thượng là một khối những tảng đá lớn, có nhiều hoa văn được chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo, xếp chồng lên nhau.

Lịch trình du lịch Watphou của Vietkite Travel

Để thuận tiện cho chuyến du lịch sắp tới đến Watphou, bạn hãy tham khảolịch trình du lịch Lào của Vietkite Travel tại đây nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc gửi tin nhắn trực tiếp để được tư vấn về làm visa và đăng ký các tour du lịch trọn gói đến Lào ngay hôm nay.

Chúc các bạn có một chuyến hành trình vui vẻ, ý nghĩa và vạn sự bình an nhé!

 

Lượt Xem: 1199

Bạn phải đăng nhập để đăng bình luận.